Một công trình nghiên cứu mới được tiến hành bởi Cục nghiên cứu nông nghiệp thuộc USDA (USDA-ARS ) cho thấy khoai tây là loại củ tuyệt vời trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Trong công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi kỹ sư nông nghiệp David Fleisher của ARS, các nhà khoa học đã đo lường mức độ phản ứng của cây khoai tây đối với hàm lượng khí carbon dioxide (CO2) cao trong khí quyển và lượng mưa ngày càng thất thường do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hai nghiên cứu ngoài trời để đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ khô hạn ngắn ở mức CO2 hiện tại và tăng cao. Trong cả hai nghiên cứu , chu kỳ khô hạn kéo dài 11 ngày đã được áp dụng trước khi quá trình hình thành củ bắt đầu và khoảng 10 ngày sau khi quá trình hình thành củ bắt đầu . Hai nghiên cứu được tiến hành ở những ngày khác nhau để cho phép các nhà khoa học đánh giá sự biến động của ánh sáng mặt trời trong thời kỳ khô hạn ảnh hưởng đến phản ứng của cây .
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự khác biệt đáng kể về phản ứng của cây đối với sự thay đổi trong ánh sáng mặt trời . Các cây trong các nghiên cứu thứ nhất đã có mức tăng sản lượng từ 30 đến 200 % tùy thuộc vào nồng độ CO2 và nguồn nước. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng hạn hán theo chu kỳ dẫn đến sản lượng thấp hơn tính theo chất khô và ở khu vực lá . Họ kết luận rằng căng thẳng về hạn hán trước khi hình thành củ có thể tăng cường việc cung cấp về cacbon, nước và chất dinh dưỡng cho củ trong tương lai thay vì cho thân hay lá và phản ứng này tăng lên trong điều kiện hàm lượng CO2 cao. Tính trung bình trong tất cả các thí nghiệm về hạn hán, năng suất củ của cây trồng trong điều kiện hàm lượng CO2 cao tăng 60% so với ở mức hàm lượng CO2 như hiện nay.
Xem thêm tại http://www.ars.usda.gov/is/AR/archive/feb14/potatoes0214.htm .