Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát triển bản đồ vật lý của giống lúa mì tổ tiên hoang dã

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư Bikram Gill của Đại học Kansas đứng đầu đã phát triển một bản đồ vật lý của giống lúa mì tổ tiên hoang dã Aegilops tauschii, thường được gọi là goatgrass. Bản đồ vật lý là bước đầu tiên của nhóm nghiên cứu hướng tới giải trình tự bộ gen lúa mì.

Nhiều năm trước, Gill và nhóm của ông phát hiện ra rằng A. tauschii là một nguồn phong phú về thông tin để cải thiện lúa mì. Các giống lúa mì được trồng ở Mỹ không bị bệnh rỉ sắt lá nhờ các gen chiết xuất từ ​​ goatgrass.

Bản đồ vật lý phát triển bởi nhóm Gill đưa ra lộ trình cho việc lập bản đồ các gen giúp lúa mì kháng lại dịch bệnh, nhiệt, và hạn hán để đi đến các giống lúa mì có năng suất cao hơn và bền vững hơn. Gill cho biết: “Lúa mì có bộ gen lớn nhất trong số các loại cây trồng và đây là bản đồ lớn nhất được thiết lập cho đến nay đối với mọi sinh vật, động vật hoặc thực vật.”Công trình nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 22/4  phiên bản của Kỷ yếu Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) và có thể xem tại http://www.ksre.k-state.edu/news/story/wheat_genome042913.aspx.

Tags: