Các nhà khoa học khám phá gen kháng bệnh rỉ sắt ở lúa mì

Các nhà khoa học Úc, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tìm thấy một gen mới giúp cây lúa mỳ chống lại bệnh rỉ gốc nguy hiểm. Nhóm nghiên cứu đã nhân bản thành công gen Sr33 từ Aegilops tauschii, một họ hàng hoang dã của lúa mì thông thường.

Jan Dvorak, một giáo sư di truyền học lúa mì tại UC Davis cho biết, “Chúng tôi hy vọng rằng gen Sr33 và gen Sr35, mà các đồng nghiệp của chúng tôi tại UC Davis đã giúp cô lập, có thể là ‘pyramided,’ hoặc kết hợp để phát triển các giống lúa mì kháng bệnh rỉ sắt một cách mạnh mẽ và dâu dài. ”

Việc phát hiện ra gen kháng bệnh rỉ sắt lúa mì có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực thế giới, khi chủng mới và nguy hiểm hơn của loại nấm gây ra căn bệnh này đang đe dọa sản lượng lúa mì toàn cầu. Kết quả nghiên cứu về gen Sr33 được đăng trong số ra ngày16 / 8  của tạp chí Khoa học (the journal Science), cùng với một bài viết về một gen kháng khác là Sr35 .

Xem thêm tại: http://www.sciencemag.org/content/341/6147/786; http://news.ucdavis.edu/search/news_detail.lasso?id=10655.