Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang North Carolina (NC) đã xác định được gen và quá trình tế bào kiểm soát phản ứng bảo vệ nhạy cảm cao (HR) ở ngô. Phòng vệ nhạy cảm cao là phản ứng của cây ngô khi bị tấn công tác nhân gây bệnh, trong đó ngô có thể phản ứng bằng cách làm chết các tế bào riêng của cây gần các điểm bị tấn công để ngăn chặn bị thiệt hại lây lan.
Việc làm chết các tế bào này có thể gây ra các vết đốm hoặc tổn thương rất nhỏ, microscopic, ở trên cây.
Các nhà nghiên cứu của NC cùng các đồng nghiệp từ Đại học Purdue đã xem xét hơn 3.300 cây ngô có phản ứng HR tăng do một gen kháng đặc biệt, RP1-D21, không bị tắt. Họ kiểm tra toàn bộ chi tiết gen ngô để tìm những gen có liên quan chặt chẽ nhất với phản ứng tự vệ HR. Họ phát hiện ra gen 44 có thể tham gia vào phản ứng tự vệ, làm chết tế bào đã được lập trình, thay đổi thành tế bào và một số phản ứng khác liên quan đến phản ứng tự vệ.
Tiến sỹ Peter Balint , giáo sư của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cũng là người làm việc tại các khoa về khoa học cây trồng và bệnh học thực vật của NC nói ” tương tự như ở con người có một phản ứng tự miễn dịch hoạt động không ngừng. Đột biến này làm cho cây ngô kích hoạt một cách không phù hợp phản ứng tự vệ nhạy cảm cao, gây ra các đốm trên cây ngô cũng như làm chậm sự phát triển của cây.”
Các kết quả nghiên cứu có thể xem tạp chí PLoS Genetics.
Xem thêm tại http://news.ncsu.edu/2014/09/corn-spots-study-finds-important-genes-in-d….