Theo báo cáo mới được công bố của một số viện hàn lâm quốc gia ở Hoa Kỳ về Khoa học ( Science) Kỹ thuật (Engineering) và Y học (Medicine) với tên gọi là Genetically Engineered Crops: Experiences and Prospects thì giữa cây trồng biến đổi gen (GE) và cây trồng được nhân giống thông thường không có sự khác biệt về nguy cơ gây rủi ro cho sức khỏe con người và môi trường.
Báo cáo này dựa trên kết quả của một công trình nghiên cứu đã được tiến hành bởi hơn 50 nhà khoa học trong 2 năm với số liệu có được từ 900 nghiên cứu về cây trồng CNSH kể từ khi được thương mại hóa vào năm 1996.
Một số điểm chính của báo cáo gồm:
-Các nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu về thành phần hóa học của thực phẩm GE hiện có trên thị trường cho thấy không có sự khác biệt nào về mối nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe và sự an toàn của con người so với các loại thực phẩm đối chứng không biến đổi gen;
-Việc sử dụng các loại cây trồng kháng côn trùng và chịu thuốc diệt cỏ không làm giảm sự đa dạng tổng thể của thực vật và đời sống của côn trùng trên đồng ruộng, đôi khi các loại cây trồng kháng côn trùng đưa lại sự đang dạng về côn trùng tăng lên;
-Các loại cây trồng đã được thương mại hóa đem lại lợi ích kinh tế cho những người nông dân chấp nhận những lại cây trồng này;
-Các loại cây trồng kháng côn trùng đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người nhờ giảm sự nhiễm độc từ thuốc trừ sâu.
Một số cây trồng GE đang được phát triển nhằm vào mục đích đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người, như loại gạo có thành phần beta-carotente tăng để ngăn ngừa bệnh mù lòa và tử vong do thiếu vitamin A ở một số nước đang phát triển.
Nhóm nghiên cứu đã mở trang web để cho phép công chúng có thêm thông tin chi tiết của báo cáo và gửi ý kiến phản hồi về các kết quả .
Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Burroughs Wellcome Foundation, Gordon và Betty Moore Foundation, the New Venture Fund, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ bổ sung từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.
Theo Biotech Crop Update, ISAAA