Gen vận chuyển potassium của đậu nành làm tăng cường tính kháng bệnh khảm do virus

Potassium là ion có nhiều nhất trong tế bào thực vật, có chức năng phản ứng lại stress sinh học và phi sinh học. Những nghiên cứu trước đây cho thấy khi thay đổi mức độ potassium có thể làm giảm sự phat triển của bệnh do virus gây ra.

Như vậy, những phân tử potassium transporters là những mục tiêu quan trọng cho nội dung lai tạo giống kháng bệnh virus, bao gồm bệnh khảm do virus trên đậu nành (SMV), bệnh phổ biến trong các vùng sản xuất đậu nành.

Bón bổ sung phân kali đã làm giảm mức thiệt hại do bệnh khảm đậu nành đáng kể. Gen GmAKT2 được kích hoạt bởi hiện tượng SMV inoculation trong các giống kháng bệnh, không có ở giống nhiễm bệnh. Cây đậu nành transgenic thể hiện mạnh mẽ genGmAKT2 được người ta cho tái sinh và tiến hành đánh giá. Sự gia tăng có ý nghĩa hàm lượng potassium được quan sát trong lá non. Trong khi đó, hàm lượng potassium trong lá già của đậu nành transgenic thấp hơn so với cây nguyên thủy (wildtype). Kết quả chứng minh rằng GmAKT2 đóng vai trò như phân tử transporter và ảnh hưởng đến sự phân bố potassium trong cây đậu nành.

Cây nguyên thủy có triệu chứng khảm rất nặng trong khi cây transgenic không có triệu chứng của SMV, cho thấy rằng sự phát triển của virus bị chậm lại đáng kể trong cây transgenic. Biểu hiện mạnh mẽ của gen GmAKT2 làm tăng cường tính kháng với SMV trong đậu nành. Do vậy, thao tác làm thể hiệnpotassium transporter là cách tiếp cận mới về mặt phân tử làm gia tăng tính kháng SMV.  Xem: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/154/abstract.