Ngày 15 tháng 12 năm 2013, Hiệp hội Cải tiến Bông Ấn Độ (ISCI) công bố báo cáo điều tra tổng quát đầu tiên của thực tế trồng bông Bt liên quan đến 2.400 hộ nông dân nhỏ tại 03 Bang có điều kiện nông nghiệp và sinh thái khác nhau ở Ấn Độ gồm: Maharashtra, Andhra Pradesh và Punjab
Trái ngược với quan niệm cho rằng nông dân trẻ đang rời bỏ hoạt động nông nghiệp, cuộc điều tra được tiến hành bởi Hiệp hội Ấn Độ cải thiện bông (ISCI ) chứng minh rằng công nghệ bông Bt đã thu hút nông dân trẻ trong nước trồng bông. Báo cáo điều tra cho thấy “Hơn 50% người nông dân trồng bông Bt có độ tuổi trung niên, từ 21 đến 40 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình là 42 cho tất cả những người trả lời câu hỏi ở 3 Bang được khảo sát.
Bộ trưởng Nông nghiệp Liên bang Ấn Độ, Sh . Sharad Pawar, công bố báo cáo khảo sát của ISCI ” Chấp nhận và Áp dụng bông Bt ở Ấn Độ ” của các tác giả là Tiến sĩ CD Mayee và Bhagirath Choudhary trước sự hiện diện của hàng ngàn nông dân trong dịp Lễ Golden Jubilee của Mahyco tổ chức vào ngày 15 tháng 12 năm 2013 tại Jalna , Maharashtra . Báo cáo này là kết quả của cuộc khảo sát lớn nhất và toàn diện nhất liên quan đến 2.400 nông dân trồng bông Bt tại 03 Bang Maharashtra, Andhra Pradesh và Punjab.
Đánh giá cao công việc phỏng vấn một số lượng nông dân trông bông Bt lớn nhất từ trước đến nay tại các khu vực canh tác nhờ nước trời và nhờ hệ thống tưới tiêu thủy lợi, Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ , ông Sharad Pawar nhấn mạnh rằng ” sự chấp nhận cao chưa từng có về bông Bt là do: lợi ích to lớn và đáng kể dành cho nông dân; kiểm soát thành công các loài sâu đục quả nguy hiểm ; lợi ích cho ngành công nghiệp và lợi ích cho quốc gia nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và đồng thời bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu ” .
Trong lời nói đầu của báo cáo, Tiến sĩ S. Ayyappan , DG ICAR gọi cuộc điều tra là ” tài liệu xác thực đầu tiên về thực tế trên đồng ruộng cực kỳ hữu ích trong việc xây dựng mô hình chuyển giao cho công nghệ tiên tiến đang được đưa đến với người nông dân ” .
Báo cáo xác nhận việc trồng bông Bt rộng rãi chưa từng thấy , chiếm ~ 95 % tổng diện tích bông ở các khu vực canh tác sử dụng nước trời và các khu vực có hệ thống tưới tiêu và bán tưới tiêu trong thời gian 8-9 năm qua ở Maharashtra và Andhra Pradesh và 6-7 năm ở Punjab.
Các điểm chính của báo cáo bao gồm:
-Công nghệ bông Bt đã thu hút nông dân trẻ canh tác, với hơn 50 % những nông dân được khảo sát của các nhóm tuổi trung bình thấp ở Maharashtra, Andhra Pradesh và Punjab .
-Một nửa trong số những người chấp nhận của bông Bt là nông dân trồng bông quy mô nhỏ từ các tầng lớp dân cư lạc hậu khác (OBC) ở Maharashtra, điều này xác nhận rằng một số lượng áp đảo của nông dân, đặc biệt là ở tầng lớp thấp hơn bao gồm các tầng lớp OBC và SC / ST , đã chấp nhận bông Bt và do đó không có sự khác biệt với cho nông dân ở các tầng lớp nói chung . Điều này củng cố thực tế rằng bông Bt là một công nghệ quy mô trung lập và đem lại mức độ bảo vệ giống nhau không phân biệt giai cấp nông dân .
-Công nghệ bông Bt hữu ích cho nông dân quy mô nhỏ và lớn trên tất cả các khu vực sản xuất nhờ nước trời, vùng bán tưới và tưới tiêu. Tính trung bình, giống bông lai Bt giúp tăng sản lượng bông từ 4-5 quintal mỗi ha lên mức 8-10 quintal mỗi ha trong điều kiện canh tác nhờ nước trời. Trong khu vực có hệ thống tưới tiêu sản lượng bông tăng mạnh, từ 10-12 quintal mỗi ha lên 22-24 quintal mỗi ha.
-Tại các bang được khảo sát cho thấy sự cắt giảm 82,8% công việc phun thuốc trừ sâu trong khi vẫn đạt được sự kiểm soát 99,3% đối với dịch hại sâu đục quả bông Mỹ . Nông dân ở Maharashtra báo cáo giảm 78% công việc phun thuốc trừ sâu, ở Andhra Pradesh giảm 82% và 98% ở Punjab .
-Nông dân trồng bông Bt báo cáo lợi nhuận ròng trung bình là Rs. 41.837 cho mỗi ha ở cấp toàn quốc . Lợi nhuận cao nhất là ở Punjab là Rs. 53.139 cho mỗi ha tiếp theo là 39.786 Rs ở Andhra Pradesh và Rs. 32.885 cho mỗi ha ở Maharashtra .
-Liên quan đến quá trình áp dụng công nghệ bông Bt , cuộc điều tra khẳng định rằng tiến hành các cuộc trình diễn trên đồng ruộng như từ trước đến này, qua đó tạo điều kiện tham gia tích cực của những nông dân chấp nhận rủi ro và tiếp theo là những người nông dân còn e ngại, là công cụ hiệu quả nhất để phổ biến rộng rãi và áp dụng bông Bt .
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ kiến thức như một thành phần quan trọng của việc áp dụng và phổ biến công nghệ ở vùng nông thôn, báo cáo điều tra kêu gọi chính quyền trung ương và các bang ở Ấn Độ giáo dục và trao quyền cho hộ nông dân nhỏ bằng cách đưa ra một chương trình có quy mô toàn quốc với tên gọi ” Người nông dân tỉnh táo là người nông dân giàu có – An Alert Farmer is An Affluent Farmer ” .
Để biết thêm thông tin , truy cập Tóm tắt Báo cáo tại http://www.isaaa.org/india/media/ISCI_Templeton_Survey_ExecutiveSummary…. và toàn bộ Báo cáo tại : http://www.isaaa.org/india/media/ISCI_FullReport_Small.pdf
Hiệp hội cải thiện bông Ấn Độ( ISCI ) thành lập năm 1974, là một tổ chức xã hội hàng đầu của các nhà nghiên cứu bông, được đặt tại Viện Nghiên cứu Trung ương về công nghệ bông (CIRCOT), Mumbai với các hội khu vực ở Viện nghiên cứu bông trung ương (CICR ) ,Nagpur và Đại học Khoa học Nông nghiệp (UAS ), Dharwad. Hiệp hội có tạp chí “Cotton Research Journal” ra một năm 2 số, là một tạp chí hàng đầu để báo cáo kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất bông ở Ấn Độ. Hiệp hội xuất bản nhiều ấn phẩm về bông bao gồm Sổ tay bông ở Ấn Độ (Hand Book of Cotton in India) và Hỏi đáp về bông Bt ( Bt Cotton Q & A).