Báo cáo chính sách lương thực toàn cầu (The 2016 Global Food Policy Report), ấn phẩm hàng đầu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), phát hành vào ngày 31 tháng, năm 2016 đưa ra một cái nhìn sâu sắc vào sự phát triển chính sách lương thực và các sự kiện chủ yếu trong năm qua, và xem xét những thách thức và cơ hội chính trong năm tới.
Báo cáo chỉ ra rằng hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay có những điểm yếu lớn, như gần 800 triệu người bị bỏ đói, một phần ba nhân loại suy dinh dưỡng, hơn một nửa số cây trồng không được sử dụng làm thực phẩm, và hành tinh đang bị tàn phá bởi các phương pháp canh tác nông nghiệp không thân thiện với môi trường. Báo cáo cũng cho rằng trong bối cảnh dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao theo cấp số nhân trong những năm tới, cần thiết phải xem lại các phương pháp cung cấp lương thực một cách hiệu quả và bền vững đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng Giám đốc IFPRI Shenggen Fan nói “Các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra cho tất cả chúng ta những thách thức về xóa đói và suy dinh dưỡng trong 15 năm hoặc ít hơn tới đây. Chúng ta phải thúc đẩy và hỗ trợ một hệ thống lương thực toàn cầu mới có hiệu quả, như phù hợp với khí hậu, bền vững, có lợi cho về dinh dưỡng và sức khỏe, thuận lợi cho kinh doanh để đảm bảo rằng không có ai bị bỏ đói.”
Báo cáo năm 2016 đề cập đến những nghiên cứu mới nhất về các cơ hội và thách thức thế giới sẽ phải đối mặt trong việc đạt các mục tiêu thiên niên kỷ SDG. Bản báo cáo gồm các chương nói về biến đổi khí hậu và nông dân sản xuất nhỏ, chế độ ăn uống bền vững, tổn thất lương thực và quản lý chất thải và nước.
Nguồn: ISAAA