Nhà khoa học Amita Misra và các đồng nghiệp thuộc tổ chức CSIR-Indian Institute of Toxicology Research đã nghiên cứu khả năng gây ra dị ứng (allergenic potential) của giống mù tạt biến đổi gen (V4) với hàm lượng carotenoid được cải thiện, so với giống mù tạt địa phương (native mustard).
Họ thực hiện phương pháp SGF (simulated gastric fluid digestibility) của những protein thô ly trích từ giống mù tạt GM và từ giống mù tạt địa phương cũng như phương pháp “IgE immunoblotting”. Họ sử dụng chuột là mô hình (BALB/c mice as a model) trong nghiên cứu tính dị ứng. Họ theo dõi IgE tổng số và IgE đặc biệt, IgG1 đặc biệt, mức độ của histamine, xét nghiệm bệnh học trên mô (histopathology), và cho điểm “systematic anaphylaxis”. Tính dị ứng do mù tạt được kiểm tra trên người thông qua lịch sử bệnh án, trắc nghiệm ngoài da và các mức độ IgE. Việc gia tăng IgE tổng số, IgE đặc biệt, IgG1 đặc biệt, hàm lượng histamine được người ta theo dõi trên cây mù tạt GM và cây mù tạt địa phương như một đối chứng.
Các triệu chứng có tính chất anaphylactic và những thay đổi bệnh tật trên mô có tính chất khởi phát do giống mù tạt GM và giống mù tạt địa phương gây nên. Theo kết quả ấy, giống mù tạt GM và địa phương tạo ra những phản ứng dị ứng giống như nhau đối với động vật mô hình. Điều này cho thấy giống mù tạt GM an toàn giống như giống bình thường trong trường hợp có di ứng xảy ra cho người dễ bị dị ứng khi ăn mù tạt.
Xem thêm thông tin tại http://www.landesbioscience.com/journals/gmcrops/article/20191/.