Một trong những kỹ thuật thuận tiện trong việc phát triển cây trồng chuyển gen không có chỉ thị chọn lọc là hệ thống Twin T-DNA. Do đó, Yayuan Giang từ Đại học Nông nghiệp Sơn Đông, Trung Quốc và các nhà khoa học khác đã phát triển một hệ thống twin T-DNA trong đó plasmid chuyển nạp tiêu chuẩn (pCAMBIA 1300) được biến đổi thành một vector nhị phân với hai T-DNA riêng biệt. Một trong hai T-DNA chứa gen đánh dấu hygromycin phosphotransferase (hpf). Bằng cách sử dụng vector nhị phân, hai vectơ được xây dựng biểu hiện cấu trúc lặp lại ngược chiều hướng vào gen mục tiêu là rice stripe virus (RSV) coat protein (CP) gene và special-disease protein (SP) gene.
Thông qua phương pháp chuyển gen nhờ Agrobacterium, các dòng lúa GM đã được tạo ra. Bảy dòng (clones) độc lập thu được có cả gen chỉ thị hpt và các gen mục tiêu (RSV CP hoặc SP) trong các biến nạp chính pDTRSVCP và pDTRSVSP. Các tần số phân ly của gen mục tiêu và gen đánh dấu trong các cây T1 là 8,72% cho pDTRSVCP và 12.33% cho pDTRSVSP. Hai trong số các dòng pDTRSVCP và ba dòng pDTRSVSP chứa các gen mục tiêu đồng hợp tử, nhưng không phải là gen hpt, có tính kháng mạnh mẽ đối với RSV.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích phân tử của cây trồng GM kháng bệnh và khẳng định sự tích hợp và biểu hiện của các gen mong muốn. Các cây trồng GM kháng bệnh biểu thị ở mức độ thấp các phiên mã gen chuyển và RNAs can thiệp nhỏ, gợi ý rằng im lặng gen gây ra tính kháng virus.
Xem thêm tại http://link.springer.com/article/10.1007/s12038-013-9349-0.