Kerstin Lahl và cộng sự thuộc Đại Học Trier, Germany, đã nghiên cứu ảnh hưởng tiềm tàng của giống khoai tây biến đổi gen tạo ra được cyanophycin, một dạng polymer có tính chất dự trữ nitrogen có thể phân hủy theo cách thức hoàn toàn sinh học (biodegradable nitrogen), đối với sinh khối, hoạt tính của enzyme, và tính chất đa dạng về cấu trúc của vi sinh vật đất.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu caulosphere và đất trên khu ruộng thí nghiệm đã được thực hiện sau ba năm liên tục vào mùa đông. Họ đã phân tích sinh khối của vi sinh và hoạt tính enzyme, chu trình carbon, nitrogen, và phosphorus. Họ cũng nghiên cứu quần thể vi sinh nhờ phương pháp phân tích PLFA, theo dõi hoạt tính của peroxidase và hàm lượng phenol trong các mô củ khoai tây trong thời gian ngủ đông (hibernation) sau khi chúng phân bào ở các bộ phận có thuật ngữ “subcellular compartments”.
Họ thấy ở vùng rễ caulosphere có hoạt động vi sinh mạnh hơn và có sự khác biệt về cấu trúc cộng đồng vi sinh nếu so sánh với mẫu đất được trộn lẫn nhau. Sự cải biên di truyền (Genetic modification) và sản sinh ra cyanophycin không tạo ra bất cứ ảnh hưởng nào đối với sự phân hủy sinh khối vi sinh, cũng như hoạt tính của enzyme và PLFA markers trong vùng rễ caulosphere. Do đó, củ giống khoai tây GM này biểu thị các hoạt động enzyme bên trong không mang tính chất độc nhất (chuyên biệt) ảnh hưởng đến vi sinh vật đất so sánh với giống khoai tây bình thường.
Xem chi tiết http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1164556312000696