Cry proteins của vi khuẩn phổ biến sống trong đất Bacillus thuringiensis có thể coi là chất trừ sâu sinh học có hiệu quả đối với một số loại sâu bọ gây hại. Tuy nhiên, tính kháng của những côn trùng đối với Cry proteins có thể tiến hóa theo thời gian, biểu thị ở quá trình làm giảm sự gắn kết của những Cry proteins vào các vị trí đích trên màng diềm bàn chải (brush border membranes) trong ruột non ấu trùng. Cry proteins có những vị trí gắn kết khác nhau là phương pháp hiệu quả để làm giảm sự tiến hóa của tính kháng.
Do đó, Yong-jun Zhang và các nhà khoa học khác của Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Trung quốc đã nghiên cứu quá trình gắn kết các đặc tính này của Cry proteins cho các loài côn trùng khác nhau. Kết quả xét nghiệm sinh học cho thấy độc tính của các Cry proteins khác nhau thay đổi đối với từng loài côn trùng. Thứ tự độc tính quan sắt được như sau: sâu hại quả bông (Helicoverpa armigera)-Cry1Ac>Cry1Ab>Cry2Ab; sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)-Cry1B>Cry1C>Cry2Ab; sâu xanh oriental leafworm (S. litura)-Cry2Ab>Cry1B> Cry1C. Chỉ có Cry2Ab tỏ ra độc hại đối với sâu xám(Agrotis ipsilon).
Thí nghiệm gắn kết đã được tiến hành với Cry1Ab, Cry1Ac, Cry1B, Cry1C, Cry2Ab và BBMV của các loại sâu trên. Kết quả cho thấy sự gắn kết của Cry 1Ab và Cry Ac mạnh thông qua sự tăng mồng độ BBMV của sâu xanh hại quả bông. Sự gắn kết của Cry 1B có thể bảo hòa nhờ quá trình tập trung nồng độ cao của BBMV ở sâu xanh da láng. Quá trình gắn kết Cry proteins không thể bảo hòa bằng cách tập trung nồng độ cao của BBMV ở sâu xám và sâu xanh. Ngược lại, Cry1B và Cry1C cho thấy có sự kết hợp với BBMV của sâu xanh và nồng độ nhất định của Cry2Ab có thể gắn kết với BBMV của sâu xám.
Xem thêm tại http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S209531191360427X.