Các nhà khoa học theo dõi quá trình tiến hóa của cây lúa

Nhà sinh vật học tiến hóa và là Phó giáo sư của Đại học Washington, Kenneth Olsen, đã tiến hành quan sát kỹ hơn về các đột biến xuất hiện trong cây lúa. Nghiên cứu mới nhất của ông đăng trên Tạp chí Sinh học Tiến hóa ngày 17 /7/2013 đặc biệt quan tâm về di truyền màu sắc vỏ trấu.

Nghiên cứu Olsen phát hiện ra rằng hầu hết lúa được canh tác ngày nay trên toàn thế giới có nguồn gốc từ giống lúa Oryza sativa châu Á được lai tạo từ tổ tiên hoang dã của nó là Oryza rufipogon ở miền nam Châu Á trong 10.000 năm qua. Trong khi đó, phần lớn lúa được trồng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ gạo japonica có đặc tính di truyền khác với giống lúa indica, thường được trồng ở vùng nhiệt đới. Trong mọi trường hợp, có một sự kiện thuần hoá rõ ràng lần thứ hai vào khoảng 3.500 năm trước, khi giống lúa canh tác ở châu Phi (O. glaberrima) được lai tạo từ các giống O. barthii hoang dã châu Phi trong vùng châu thổ sông Niger.

Xem thêm tại http://news.wustl.edu/news/Pages/24751.aspx.

Tags: