Do đem lại những lợi ích đáng kể, diện tích trồng cây công nghệ sinh học (CNSH) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2011, từ 148 triệu ha trong năm 2010 đạt 160 triệu ha năm 2011, với mức tăng hai con số – 12 triệu ha tương đương tỷ lệ tăng 8%.
Với mức tăng 94 lần từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 160 triệu ha năm 2011, cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử gần đây.
Bằng chứng thuyết phục nhất đối với cây trồng công nghệ sinh học đó là trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2011, hàng triệu nông dân ở 29 quốc gia trên toàn thế giới, hơn 100 triệu quyết định độc lập đối với cây trồng và trồng lại cây trồng CNSH với tổng diện tích luỹ kế 1,25 tỷ ha – lý do chính làm cơ sở cho sự tin tưởng và sự tự tin của những nông dân có xu hướng ngại rủi ro đối với công nghệ – cây trồng công nghệ sinh học mang lại những lợi ích kinh tế xã hội và môi trường đáng kể và bền vững.
Trong số 29 nước canh tác cây trồng công nghệ sinh học năm 2011 có 19 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp. 10 nước đứng đầu có diện tích trồng tại mỗi nước trên 1 triệu ha và các nước này tạo nền tảng rộng khắp trên thế giới cho sự tăng trưởng đa dạng trong tương lai.
Năm nước đang phát triển đứng dầu về diện tích trồng cây trồng CNSH là Ấn Độ và Trung Quốc ở Châu Á, Brazil và Argentina ở châu Mỹ Latinh và Nam Phi trên lục địa châu Phi, cùng đại diện cho 40% dân số toàn cầu, số dân có thể đạt 10,1 tỷ USD vào năm 2100.
Hoa Kỳ tiếp tục là nước có diện tích trồng cây CNSH lớn nhất trên toàn cầu với 69,0 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng trung bình gần 90% trên tất cả các loại cây trồng công nghệ sinh học. Diện tích trồng cỏ linh lăng RR lại tiếp tục lên đến 200.000 ha, cộng với 475.00 ha của củ cải đường RR. Đu đủ kháng virut từ Mỹ đã được cho phép cho tiêu dùng như một loại trái cây tươi/ thực phẩm ở Nhật Bản, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2011.
Từ năm 1996 đến 2010, cây trồng CNSH đã đóng góp cho an ninh lương thực, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản lượng cây trồng với trị giá 78,4 tỷ USD; tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừ sâu; riêng năm 2010 đã giảm lượng khí thải CO2 19 tỷ kg, tương đương với gần 9 triệu xe ô tô trên đường; bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 91 triệu ha đất; và giúp xoá đói giảm nghèo bằng cách giúp đỡ 15 triệu nông dân nhỏ, những người nghèo nhất thế giới.
Các thông tin trên đã được ra chiều nay (23/2) tại Hội nghị “Triển vọng toàn cầu của cây trông biến đổi gen năm 2011” diễn ra tại Hà Nội, do Viện Khoa học Nông nghiệp VN phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức.