Các nhà khoa học thực hiện kỹ thuật multigene cải thiện hàm lượng tinh bột của ngô

Nhà khoa học Lili Jiang và các cộng sự. thuộc ĐH Northeast Normal, Trung Quốc, đã tiến hành một nghiên cứu nhằm cải tiến hàm lượng tinh bột và thành phần tinh bột của cây ngô. Họ sử dụng cách tiếp cận multigene engineering để tập trung vào các tính trạng phức tạp có liên quan.

Các gen Bt2, Sh2, Sh1 và GbssIIa (có trong hoạt động của sucrose synthase, AGPase và granule-bound starch synthase) đều thể hiện đầy đủ trong khi SbeI và SbeIIb im lặng thông qua xử lý RNA interference để giảm hoạt động của enzyme tạo nhánh đại phân tử tinh bột. Kết quả cho thấy rằng: cây ngô thể hiện được cả sáu gen và chỉ thị phân tử chọn lọc (selectable marker) gia tăng có ý nghĩa (~3-8%) trong hàm lượng tinh bột nội nhũ và tăng ~38-44% các thành phần có trong hàm lượng amylose.

Những cải tiến của các tính trạng nông học khác cũng được quan sát, thí dụ như khối lượng hạt ngô và bắp ngô, độ lớn của hạt ngô với các hạt khỏe, điều này đã phản ánh sự kiện cấu trúc tinh bột được cải tiến rõ rệt trong các hạt ngô.

Theo đó, công nghệ “multigene engineering” là một phương pháp đầy hiệu quả cải tiến được chu trình sinh tổng hợp tinh bột, làm tốt hơn số lượng và chất lượng tinh bột ngô cũng như các tính trạng nông học khác.

Xem thêm tại: http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-013-9717-4.