Các bệnh do virus gây ra là một trong những yếu tố quan trọng làm hạn chế sản lượng của cà chua ở Thái Lan. Giống cà chua biến đổi gen (Genetically modified (GM) tomatoes) có thể được sử dụng để kiểm soát một cách hiệu quả sự tấn công của virus.
Tuy nhiên, tính kháng trong giống cà chua biến đổi gen được nhìn nhận là có tính chuyên biệt với chủng virus. Gene stacking (chồng gen) là một cách tiếp cận có tính chọn lọc (alternative approach) để phát triển các dòng cà chua có tính kháng phổ rộng với nhiều chủng virus khác nhau. Các nhà khoa học thuộc Đại Học Kasetsart đã chồng hai gen, CMV replicase và CaCV nucleocapsid protein liên quan đến tính kháng với virus CMV và CaCV, theo thứ tự, trong giống cà chua. Hai gen này trước đây đã được chuyển nạp thành công vào giống Seedathip 3 và Seedathip 4, theo thứ tự, bằng Agrobacterium.
Lai thuận nghịch giữa giống Seedathip 3 chuyển gen và Seedathip 4 chuyển gen cho thấy sự phân ly của con lai transgenic này ở giai đoạn cây con nhờ kỹ thuật PCR với những cặp mồi đặc hiệu đối với cả hai gen. Trong 685 dòng con lai (F1) của tổ hợp lai này, có 247 dòng (36,06%) chứa cả hai transgenes, 172 dòng (25,11%) chứa một transgene và 266 dòng (38,83%) không có transgene. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới cho thấy việc chồng các transgenes như vậy trong cây cà chua có thể thành công bằng kỹ thuật lai thuận nghịch (reciprocal). Các dòng cà chua có những gen được chồng vào cho thấy không có khác biệt ý nghĩa đối với các tính trạng nông học so với giống cà chua bình thường và dòng bố mẹ khởi thủy.
Nguồn: Paniti et al., 2012. Gene Stacking in Transgenic Tomato Resistance to Viral Diseases. Agricultural Sci.J. 43 (2-3):311-324.