Một trong những vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo đang đối phó với đất nhiễm mặn. Vì vậy, Amal Abdelkader của Đại học Ain Shams, Ai Cập cùng với các nhà khoa học khác đã tiến hành một nghiên cứu để điều tra các chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh dopamine có tác dụng tăng cường khả năng chịu mặn của lúa bằng cách điều chỉnh các protein màng tế bào nội tại (pips).
Khi sử dụng RT-PCR, biểu hiện của aquaporin gen (OsPIP1-s) đã được tăng lên để phản ứng với nồng độ muối nhẹ. Ngược lại, sự biểu hiện của gen lại giảm khi phản ứng với dopamine. Điều đó có thể cho thấy rằng dopamine có thể có một vai trò điều tiết trong sự xâm nhập của nước. Người ta cũng quan sát thấy rằng hàm lượng của sắc tố và proline được điều chỉnh một cách đáng kể khi cây được xử lý trước với dopamine trước khi tiếp xúc với stress do muối. Sự rò rỉ màng ở mức thấp cũng đã được quan sát thấy ở lúa chịu stress do muối có xử lý trước với dopamine.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dopamine có một vai trò điều chỉnh gen OsPIP1-s, Người ta cho rằng xử lý với dopamine ở nồng độ thấp có thể là một phương pháp giá rẻ và có tiềm năng để cải thiện tính chịu stress do muối ở cây lúa thông qua tác động của chất dẫn truyền thần kinh lên aquaporins của màng sinh chất.
Xem thêm tại http://www.pomics.com/abdelkader_5_6_2012_532_541.pdf.