Các nhà khoa học tập trung vào các gen của lúa mì cổ đại để đảm tương lai của lúa mì

Các nhà khoa học từ Đại học Queensland (UQ) tại Úc đang tiến hành một nghiên cứu lần đầu tiên trên thế giới đối với các giống lúa mì cổ đại để đảm bảo tương lai của loại cây trồng này.

Tiến sỹ Lee Hickey của Queensland Alliance for Agriculture and Food Innovation cho biết “chọn giống hiện đại và việc chuyển đổi sang sản xuất độc canh đã cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng, nhưng thiếu sự biến đổi di truyền đã khiến cây trở nên dễ bị bệnh mới và nhạy cảm với biến đổi khí hậu.”

Adnan Riaz, U nghiên cứu sinh ở UQ, đã thực hiện phân tích bộ gen toàn diện đầu tiên trên thế giới của hạt lúa mì được thu thập bởi nhà khoa học Nga Nikolai Vavilov. Riaz kiểm tra tổng cộng 295 loại lúa mì đa dạng bằng cách sử dụng 34.000 DNA marker. Phân tích hệ gen cho thấy một mảng lớn của các gen hiện không xuất hiện trong các giống lúa mì hiện đại của Úc, và các gen cổ xưa có thể là nguồn có giá trị về khả năng kháng bệnh hoặc chịu hạn.

Xem thêm tại trang web của Đại học Queensland.