Biến nạp gen nhờ Agrobacterium là một trong những kỹ thuật dược sử dụng nhiều nhất để tạo ra các tính trạng mới ở cây trồng. Bằng kỹ thuật này, một phân tử DNA kích hoạt khối u của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens được người ta chèn vào hệ gen của cây chủ. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa giải thích được làm thế nào hệ gen cây chủ được biến đổi nhờ sự kiện này khi phân tách bazơ đơn (single-base resolution).
Các nhà nghiên cứu của Viện khoa học quốc gia về sinh học nông nghiệp so Taiji Kawakatsu đứng đầu đã thực hiện giải mã trình tự toàn bộ hệ gen cây lúa GM, dòng OSCR11 để đánh giá khác biệt di truyền của cây GM và cây nguyên thủy của nó. OSCR11 biểu hiện một loại vaccin có thể ăn được trong hạt với hai chất gây di ứng chủ yếu chống lại dị ứng do phấn hoa (Cry j 1 và Cry j 2), đặc biệt là phấn hoa của cây “Japanese cedar” (cây tuyết tùng).
Kết quả cho thấy rằng sự khác biệt di truyền giữa OSCR11 và cây nguyên thủy của nó (a123) giảm đáng kể so với giữa giống a123 và cây nền tảng di truyền của nó Koshihikari. Sự thay thế nucleotide base có trong OSCR11, liên quan đến a123, rất giống với sự kiện biến dị sô ma. Các đột biến ở OSCR11 có thể đã xảy ra rồi trong các bước tiến hành nuôi cấy tế bào. Phân tích sâu hơn chỉ ra các phân tử RNA của a123 và OSCR11 giống nhau, đồng thời duy trì được sự nguyên vẹn của hệ gen giữa hai vật liệu này.
Xem thêm tại http://intl-dnaresearch.oxfordjournals.org/content/early/2013/08/15/dnar….